Nước bọt là vũ khí chống hôi miệng hữu hiệu. Nhưng mỗi sáng thức dậy bạn ngửi thấy mùi khó chịu từ nước miếng đẫm trên gối ngủ. Bạn phân vân vì sao tuyến nước bọt có mùi hôi như thế. Bài viết này sẽ cho bạn thấy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng nước bọt bị hôi trên.
Tuyến nước bọt là tuyến ngoại tiết giúp tiết dịch nước bọt vào trong khoang miệng bao gồm tuyến nước bọt mang tai, tuyến nước bọt dưới hàm và tuyến nước bọt dưới lưỡi. Chức năng chính của tuyến nước bọt nhằm đảm bảo làm ẩm, làm ướt những thức ăn mà chúng ta đang nhai đồng thời làm trơn miệng và hầu để thức ăn dễ trượt sẽ nuốt xuống dạ dạy dễ hơn. Trong nước bọt có chứa enzynme tên là Amylaza để tiêu hóa tinh bột trong miệng và kháng khuẩn mức độ nhẹ.
Nước bọt vốn không có mùi được xem là nước súc miệng tự nhiên có vai trò rửa sạch và sát khuẩn. Nếu phát hiện nước miếng có mùi lạ kéo dài thì bạn cần kiểm tra các nguyên nhân sau:
Trong khoang miệng có rất nhiều cơ quan như răng, lợi, lưỡi vòm miệng, màn hầu, niêm mạc miệng (má), tuyến nước bọt, amidan. Khi một hay nhiều cơ quan này bị tổn thương do viêm nhiễm, đều có thể tạo ‘mùi’ khó chịu cho vùng miệng. Chẳng hạn, khi bạn có răng sâu hay nhiều cao răng gây viêm nướu sẽ khiến các mô nướu không thể bám chắc quanh chân răng dễ bị chảy máu. Những ổ vi khuẩn ở răng sâu hòa với nước miếng hoặc loại máu này đọng ngay ở dưới nướu tạo ra nước bọt có mùi tanh. Vì thế hơi thở phát ra sẽ có mùi hôi.
Khi tuyến nước bọt bị viêm nhiễm, các ống dẫn nước bọt tắc nghẽn hay có sỏi… kèm dấu hiệu dịch tiết nước bọt ít hoặc giảm dần, miệng luôn cảm thấy thiếu nước thì tình trạng nước bọt có mùi hôi sẽ thấy rõ.
Khi cơ thể bạn thiếu nước hoặc tác dụng phụ của thuốc Tây, nước bọt tiết ra không đủ để làm ẩm khoang miệng khiến bạn bị khô miệng, có thể gây hôi miệng.
Nếu ăn uống nhiều thức phẩm có mùi hôi tanh như cá, tỏi, hành, nước mắm, hút thuốc lá.. Khi nước bọt tiết dịch bôi trơn sẽ hấp thu các khí có mùi này. Dù cho bạn có đánh răng sau khi ăn cũng không tránh khỏi nước miếng còn “ảm” mùi trong miệng.
Việc vệ sinh răng miệng vội vàng khiến cho thức ăn dư thừa còn sót lại ở kẽ và cổ chân răng cũng gây ra mùi hôi trộn lẫn với nước bọt. Từ đó, miệng dễ có hơi thở hôi thối.
Một nguyên nhân khác, nếu bạn mắc hội chứng trào ngược dạ dày là tình trạng dịch axit trào ngược lên thực quản khiến cho niêm mạc thực quản bị tổn thương, sưng đỏ. Ngoài triệu chứng ợ hơi, bạn sẽ cảm thấy tình trạng khó nuốt nước miếng xuống dạ dày. Điều này khiến nước bọt ứ đọng nhiều trong miệng, tạo cảm giác tuyến nước bọt có mùi khó chịu. Ngoài ra, vi khuẩn helicobacter pylori có trong dạ dày cũng là nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi nặng hơn.
Video bên dưới sẽ giúp bạn có cách nhìn tổng quan vì sao nước bọt bị hôi.
Để khắc phục tình trạng tuyến nước bọt có mùi hôi. Ngoài việc, bạn chú ý các triệu chứng và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị. Áp dụng những mẹo sau đây có thể giúp bạn đối phó tình trạng khó chịu này:
– Hạn chế chất kích thích như cà phê, trà đậm, sô cô la, bia rượu, thuốc lá. Không sử dụng nước súc miệng có chứa cồn.
– Tránh một số thuốc có tác dụng phụ làm khô miệng như: an thần, đau nửa đầu, chống nôn, kháng sinh, lợi tiểu…
– Loại bỏ thức ăn dư thừa trên răng bằng chỉ nha khoa. Lấy cao răng 6 tháng 1 lần.
– Nhai kẹo cao su là giải pháp tạm thời trước khi giao tiếp với mọi người.
– Uống nhiều nước để khoang miệng tiết đủ nước bọt, làm giảm quá trình hôi miệng.
– Dùng một số thực phẩm khử mùi như chè khô, vỏ cam, quýt, bạc hà (nhai hoặc ngậm trong miệng).
– Sử dùng sản phẩm dược thảo thiên nhiên như Thanh Hương Tán để điều trị tuyến nước bọt có mùi hôi do trào ngược dạ dày. Hãy tìm hiểu cách sử dụng sản phẩm thảo dược Thanh Hương Tán ngay bên dưới nhé.
Theo Nguyễn Thoa – Đông Y Thanh Tuấn
- Hotline: 0908 136 855
- Thời gian làm việc:
+ Thứ 2 - Thứ 7
+ Từ 7h30 đến 22h