Home >> Những nguyên nhân gây lạt miệng khi mang thai và cách khắc phục tình trạng này
Trong quá trình mang thai cơ thể người phụ nữ chịu rất nhiều thay đổi nên vấn đề về sức khỏe cũng sẽ bị thay đổi theo. Một trong số những vấn đề đó là triệu chứng loạn vị giác, ăn uống là vấn đề rất quan trọng đôi với chị em phụ nữ khi mang thai. Nhưng không ít thai phụ lại gặp phải tình trạng lạt miệng khi mang thai làm cho việc tẩm bổ cho bào thai cũng trở lên gặp khó khăn. Nguyên nhân nào dẫn đến lạt miệng khi mang thai và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và cách khắc phục triệu chứng lạt miệng khi mang thai để mẹ và bé luôn được khỏe mạnh.
Lạt miệng khi mang thai là chứng loạn vị giác được biểu hiện qua nhiều trạng thái khác nhau tùy thuộc theo cơ địa của mỗi thai phụ. Đôi khi cảm thấy bị đắng ngắt ở miệng và cũng có lúc lại thấy lạt ở miệng vì vậy mà không muốn ăn hay uống gì hoặc ăn uống không ngon miệng, không cảm nhận được sự ngon miệng từ mùi vị các món ăn hoặc ngay cả những món ăn mà bạn yêu thích nhất trước đây.
Lưu ý: Lạt miệng khi mang thai chỉ xuất hiện trong khoảng tam cá nguyệt đầu tiên (tức là đến hết tuần thứ 12 của thai kỳ) sau đó cảm giác này sẽ thuyên giảm và dần hết trong những tuần kế tiếp. Bên cạnh đó cảm giác lạt miệng còn đi kèm thêm triệu chứng ốm nghén, tùy thuộc theo cơ địa của mỗi phụ nữ mà mức độ ốm nghén sẽ khác nhau.
Khi trứng được làm tổ trong tử cung, cơ thể người mẹ sẽ phát ra một tín hiệu chung đó là sự cảnh giác nhằm bảo vệ thai nhi. Trong đó sự nhạy cảm với đồ ăn, thức uống cũng là biểu hiện liên quan đến cơ chế này. Mặc dù khoa học chưa giải thích và khẳng định được nhưng sự thay đổi vị giác gây lạt miệng khi mang thai là để dung nạp các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể người mẹ lẫn thai nhi là điều hoàn toàn có lý.
Trong thời gian mang thai, nội tiết tố estrogen ở cơ thể phụ nữ tăng rất cao vì vậy sẽ dẫn đến một số thay đổi trong cơ thể và ở một số chức năng nhất định, trong đó có cả chức năng vị giác. Chức năng vị giác tạm thời không được ổn định sẽ gây ra loạn vị giác nhẹ, lạt miệng khi mang thai là một trong số những biểu hiện tiêu biểu nhất.
Giữa khứu giác và vị giác luôn có mối liên hệ chặt chẽ và gắn kết với nhau. Khi mang thai, khứu giác rất nhạy bén với các loại mùi xung quanh vì vậy khứu giác sẽ cảnh báo cho vị giác cần đề phòng trước các loại thức ăn. Vì vậy cơ chế tự nhiên của vị giác sẽ giảm bớt cảm giác thèm ăn trước nhiều loại thực phẩm tạo ra cảm giác lạt miệng khi mang thai.
Khi mang thai cơ thể người mẹ luôn có hiện tượng giữ nước, trong đó có cả bộ phận lưỡi. Vì vậy mà các tế bào vị giác tập trung trên bề mặt lưỡi cũng sẽ bị ảnh hưởng theo làm giảm cảm giác với các mùi vị.
+ Dùng chỉ nha khoa để xỉa răng mỗi ngày. Chú ý nhiều tới vùng nướu vì thức ăn và vi khuẩn bám nhiều ở nơi đây.
+ Đánh răng 2 lần/1 ngày với kem đánh răng bạch hà.
+ Vệ sinh răng miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày cũng sẽ rất tốt.
+ Vệ sinh lưỡi bằng bàn chải.
+ Phụ nữ lạt miệng khi mang thai nên uống nhiều nước lọc cả ngày, có thể thêm chanh hoặc một số loại trái cây nào có chất chua để uống.
+ Ăn đá với nước chanh, một ít thuốc bổ hoặc với trái cây.
+ Dùng nước súc miệng để súc vào giữa các lần đánh răng và nhớ là phải hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng các loại nước súc miệng để họ kiểm tra các loại hóa chất có trong thuốc súc miệng có gây nguy hiểm gì đến con bạn hay không vì chúng có thể chứa nhiều cồn.
+ Ăn những trái cây như: cam, nho, dứa, chanh, kiwi, táo xanh vì chúng tốt cho phụ nữ bị lạt miệng khi mang thai.
+ Ăn kẹo có vị chua, Sing – gum nhai không đường.
Từ những thông tin chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp ích cho phụ nữ khi mang thai cải thiện được tình trạng lạt miệng khi mang thai và tăng cường sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé trong thời kỳ mang thai.
Theo Hạ Phương – Đông Y Thanh Tuấn
- Hotline: 0908 136 855
- Thời gian làm việc:
+ Thứ 2 - Thứ 7
+ Từ 7h30 đến 22h