Khi bị nhiệt miệng, bạn cảm thấy khổ sở trong việc ăn nhai, nuốt thức ăn và hơi thở hôi. Khoang miệng sẽ nổi lên những ổ lở loét, sưng đỏ và viêm nhiễm. Bạn không muốn trải nghiệm sự khó chịu thêm nữa và bạn muốn chấm dứt tình trạng nhiệt miệng và đau đớn này. Đây là Top 10 thực phẩm quanh nhà rất tốt để chữa nhanh tình trạng miệng bị nhiệt.
Bị nhiệt miệng nên ăn gì
Nội dung bài viết
Củ sắn dây (cát căn) được sử dụng như một loại thuốc chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, mụn nhọt. Một số chợ của người miền Bắc có luộc sẵn và bán những củ này cho người bị nóng trong ăn vào đề giải nhiệt. Đặc biệt, Củ sắn dây ngày nay được chế biến thành tinh bột thường để pha nước uống nóng hoặc lạnh, nấu chè v.v.
Bột sắn dây chứa nhiều thành phần vitamin, khoáng chất được mọi người sử dụng khá phổ biến vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn điều trị hiện tượng nhiệt miệng hiệu quả và an toàn với đại đa số người dùng.
Thực đơn của mỗi gia đình đều có các món tráng miệng và các bữa lỡ trong ngày. Do đó, thật cần thiết nếu bạn bổ sung ngay các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, dâu tây, sữa chua vào thực đơn giúp làm mát cơ thể và phòng ngừa bệnh nhiệt miệng vào mùa hè nữa. Vitamin C làm cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây hại và chăm sóc khoang miệng có tổn thương cực kì hiệu quả.
Vitamin C chữa nhiệt miệng
Thành phần chính của nước sâm làm nước mát giải nhiệt gồm rong biển tươi, hoa cúc, la hán quả, cây mã đề, râu bắp,… Bạn nấu chưng các loại nguyên liệu này với nhau và dùng khi nguội giúp thanh nhiệt, sưng đỏ, lở miệng, khô môi.
Nước sâm chữa nhiệt miệng
Nước lá chè tươi được biết đến với công dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Chè xanh còn có tác dụng chống oxy hóa nên bảo vệ răng miệng chắc khỏe, chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh.
Bạn dùng lá chè tươi, nấu nước và dùng khi ấm hoặc bảo quản ngăn mát dùng trong ngày để giải nhiệt miệng.
Nước chè mát giúp thanh nhiệt
Rau má là thảo dược có sự phát triển rất phong phú tại Việt Nam vì chúng có chứa hàm lượng các triterpenoids giúp làm lành vết thương, lở loét nhanh chóng. Bạn có thể say nhuyễn rau má chắt lấy nước cốt dùng uống mỗi ngày để điều trị cảm giác nóng trong người và nhiệt miệng.
Rau má chữa nhiệt miệng
Chuyên gia dinh dưỡng Tống Tân tại Khoa dinh dưỡng Bệnh viện Triều Dương, Đại học Y khoa Thủ đô Bắc Kinh đã liệt kê 6 loại rau quả “họ nhà bầu bí” bao gồm Bí đao(bí xanh), dưa hấu, mướp, dưa chuột, bí ngô, mướp đắng (khổ qua). Đây là những loại thực phẩm có tính mát, giúp giải nhiệt cơ thể, giảm cân và giảm lượng đường trong máu.
Bạn có thể dùng các loại thực phẩm, rửa sạch và ép nước để uống mỗi khi có dấu hiệu viêm loét ở miệng. Hoặc bạn có thể tận dụng chúng trong các món ăn chính hằng ngày như canh khổ qua nhồi thịt, món súp bí đỏ hầm xương, dưa chuột xào thịt, mướp xào lòng gà,…cũng hỗ trợ trong việc điều trị nhiệt miệng.
Tuy nhiên, những bệnh nhân bị bệnh tim mạch, dạ dày hoặc các bệnh khác mà đang có chỉ định của Bác sĩ trong việc kiêng cữ một trong các loại này, cần hạn chế sử dụng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại cây trên.
Nước ép bí đao chữa nhiệt miệng
Dân gian Việt Nam thường dùng nha đam để điều trị các bệnh về hệ tiêu hóa, trị viêm loét dạ dày, tăng cường sức đề kháng, chống mỏi mắt, nhuận trường,… Trong đó, công dụng tuyệt vời nhất của Nha đam là kháng khuẩn, làm dịu vết thương, làm liền vết lở loét. Do đó, khi điều trị nhiệt miệng chúng ta không quên kể đến tác dụng của nha đam.
Bạn sử dụng 1-2 bẹ nha đam, rửa sạch, tách vỏ để lấy ruột nhân và sắt chúng thành những hạt lựu nhỏ. Sau đó, ngâm với nước muối 5 phút, rửa sạch để ráo, đem nấu chín với nước lọc và 1 ít đường phèn. Bạn có thể tùy nghi gia giảm lượng nước để sử dụng trong ngày hoặc quản quản ngăn mát (nếu muốn). Nha đam là thảo dược dễ trồng, dễ phát triển và chăm sóc nên bạn có thể ươm mầm cây ngay tại hiên nhà và có thể tận dụng tác dụng của Nha đam trong điều trị miệng bị nhiệt.
Nha đam giúp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng
Các loại rau xanh đều có tính thanh mát, chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe và sắc đẹp. Nhất là những loại rau có màu sắc xanh đậm, tím đậm chứa nhiều chất diệp lục sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc cắt giảm các vấn đề lở loét trong khoang miệng, không gây đau rát khi ăn, không áp lực lên môi khô hay tình trạng bỏng rát ở lưỡi.
Bạn có thể chế biến các loại rau thành những món canh với tôm, thịt hoặc cá, vì chén canh rau gồm nước và các loại rau giúp miệng đang bị tổn thương không dùng nhiều lực khoang miệng để nghiền nát thức ăn mà còn giúp dạ dày hệ tiêu hóa dễ dàng giúp miệng nhiệt điều trì được hiệu quả hơn.
Cây Sương sáo (Mesona chinensis) là loài thực vật thân thảo thấp, có nhựa kết thạch trong nước được dùng để làm thức uống giải khát. Theo Đông y, Sương sáo được cho là có tính mát, giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp. Sương sa, sương sâm và sương sáo đều là những món ăn “cùng một họ” có tính mát, phù hợp để ăn vào mùa hè. Bạn có thể mua thạch sương sáo làm sẵn và bán tại các chợ và dùng mỗi khi nhiệt miệng ghé thăm.
Sương sáo hỗ trợ điều trị nhiệt miệng
Các loại đậu nằm trong bộ những thực phẩm ngũ cốc chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như đậu xanh, đậu đen, đậu nành, đậu đỏ, đậu ván trắng. Trong đó, đậu xanh và đậu đen có tính mát nhiều nhất sẽ giúp thanh nhiệt, lành vết lở loét hữu hiệu. Như vậy, khi bạn ăn các loại đậu này sẽ hạ nhiệt cơ thể bạn vào mùa nóng mà còn giảm tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng.
Mỗi ngày bạn có thể ninh nhừ các loại đậu thành món chè khoái khẩu hoặc sắc nước đậu thành nước uống giải khát cực kì mát cho ngày làm việc thoải mái và mang nhiều hương vị thơm ngon từ các loại đậu này.
Các loại chè đậu chữa nhiệt miệng
Theo Nguyễn Thoa – Đông Y Thanh Tuấn
- Hotline: 0908 136 855
- Thời gian làm việc:
+ Thứ 2 - Thứ 7
+ Từ 7h30 đến 22h