Home >> Điểm mặt những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng khô miệng
Đa số người có miệng bị khô đều tự đoán rằng bản thân đang thiếu nước do thời tiết hay do bị nhiệt miệng vì dung nạp thực phẩm cay nóng. Sau khi uống nhiều nước và giải nhiệt, tình trạng khô miệng của họ vẫn chưa khắc phục được bao nhiêu. Nhưng đâu mới là nguyên nhân thực sự gây ra hiện tượng khô miệng dai dẳng này. Mời bạn cùng Đông Y Thanh Tuấn điểm mặt những nguyên nhân sau đây.
Những tật xấu của đa số người bận rộn về việc vệ sinh răng miệng như quên hoặc đánh răng vội vàng khiến thức ăn thừa bám lại quanh răng gây ra viêm lợi, viêm nha chu. Vì vi khuẩn những ổ viêm nhiễm răng nướu sẽ phát tán trong khoang miệng cũng là nguyên nhân ban đầu gây ra chứng khô miệng. Thêm nữa, những người thường xuyên hút thuốc hoặc nhai thuốc lá đã sử dụng việc hít thở bằng miệng quá nhiều cũng làm nặng thêm tình trạng miệng bị hanh khô. Ngoài ra, theo hiệp hội nha khoa California (CDA) khẳng định về việc lạm dụng những chất kích thích thần kinh như ma túy dễ bị sâu răng và làm giảm sự sản suất nước bọt dẫn đến chứng khô miệng.
Hút thuốc dẫn đến khô miệng
Hầu hết Dược phẩm mà con người đang sử dụng ngày nay bao gồm thuốc uống theo toa có chỉ định của bác sĩ hoặc thuốc mua tự do tại quầy thuốc tư nhân đều có tác dụng chính làm cắt cơn đau, có tác dụng chữa bệnh nhanh cho người sử dụng. Vì trong thành phần của thuốc có chứa các hoạt chất hóa học rất độc hại cho cơ thể. Do đó, tác dụng phụ của thuốc thường gặp nhất là biểu hiện miệng khô, có cảm giác khát nước sau 10 phút uống thuốc. Một số loại thuốc phổ biến như: thuốc kháng sinh các loại, thuốc tăng huyết áp, thuốc điều trị bộ phận xoang mũi, thuốc giãn cơ, thuốc tiết niệu, một số loại thuốc trị bệnh Parkinson và một số thuốc chống trầm cảm.
Trong điều trị ung thư có sử dụng phương pháp xạ trị hoặc hóa trị lên vùng đầu và cổ cũng có thể làm hỏng tuyến nước bọt gây ra miệng luôn cảm giác bị khô.
Tác dụng phụ của thuốc làm khô miệng
Người có biểu hiện thèm khát nước và uống nước liên tục là dấu hiệu dễ quan sát nhất để nhận biết chứng khô miệng. Nếu bạn uống quá ít nước hoặc không sử dụng những thực phẩm dạng lỏng trong chế độ ăn hằng ngày, nước bọt trong miệng rất dễ trở nên đặc và khô hanh. Một trường hợp thiếu nước gây khô miệng khác diễn ra ngay khi bạn vừa thức dậy, vì trong khi ngủ cơ thể chuyển qua cơ chế thở bằng miệng vào ban đêm. Điều này có thể xảy ra nếu bạn bị nghẹt mũi, ho han thì miệng của bạn luôn mở khi ngủ. Ngay cả sau khi bạn tập thể dục hay chơi thể thao trong thời tiết nóng cùng với thể trạng đổ mồ hôi quá nhiều cũng khiến bạn bị khát nước. Ngoài ra, các nguyên nhân gây mất nước thường gặp nhất ở những tình trạng y tế thông thường như cảm cúm giao mùa, sốt, nôn ói, bệnh nhân mất máu, tiêu chảy mãn tính hoặc suy thận và một số bệnh có nhiễm trùng khác.
Các tuyến nước bọt có vị trí nằm xung quanh miệng và cổ họng. Những tuyến này tạo ra nước bọt để làm nhiệm vụ giữ cho miệng ẩm mọi lúc, giúp cho quá trình nhai và nuốt thức ăn thuận lợi hơn. Nếu tình trạng miệng bị khô kéo dài, nước bọt giảm tiết ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống thì rất có thể bạn đang mắc bệnh viêm tuyến nước bọt. Đây là tình trạng tuyến nước bọt đang bị nhiễm trùng do vi rút, vi khuẩn, nấm hoặc dị ứng do thiếu nước bọt tiết vào miệng. Ngoài ra, sự tắc nghẽn ống dẫn nước bọt có thể làm suy giảm lượng nước bọt gây ra miệng khô.
Tuyến nước bọt bị viêm làm hôi miệng
Những người có tuổi càng cao, theo thời gian sẽ dần bị lão hóa toàn bộ cơ thể, chức năng ăn nhai cũng như sự suy giảm tiết nước bọt. Cộng thêm việc sử dụng thuốc điều trị các cơn đau do bệnh tật trong thời gian dài cũng dẫn đến hiện tượng khô miệng. Người cao tuổi là đối tượng dễ bị khô miệng nhất, trong đó những loại bệnh hình thành trong độ tuổi này cũng làm tình trạng miệng bị khô tăng thêm như hội chứng Sjogren, lupus, tiểu đường hoặc thấp khớp.
Bổ sung nước lọc ban đêm rất tốt cho sức khỏe
Uống sinh tố giảm khô miệng
Khi tình trạng khô miệng vẫn không thuyên giảm hoặc kéo dài sau khi áp dụng các biện pháp khắc phục phía trên. Bạn cần đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được kiểm tra tình trạng chính xác và có hướng điều trị hiệu quả nhất.
Theo Nguyễn Thoa – Đông Y Thanh Tuấn
- Hotline: 0908 136 855
- Thời gian làm việc:
+ Thứ 2 - Thứ 7
+ Từ 7h30 đến 22h