Lưỡi được cấu tạo từ một nhóm các cơ giúp thử nếm thức ăn, nuốt và nói. Lưỡi khỏe mạnh được phủ bằng các gai nhỏ (nhú lưỡi) có màu hồng và sạch trong. Rồi một ngày bạn vô tình đứng trước gương nhìn thấy lưỡi đổi màu và phát ra hơi thở xấu. Lập tức bạn lên internet và gõ tìm “Tại sao lưỡi có mùi hôi ”, bài viết này dành cho bạn.
Nội dung bài viết
Lưỡi hỗ trợ khoang miệng trong quá trình ăn nhai thức ăn đồ uống. Khi thực phẩm được răng nghiền nát, tuyến nước bọt sẽ tiết dịch giúp thức ăn dễ nuốt xuống dạ dày. Nếu thực phẩm là những nguyên liệu khó tiêu nhiều chất nhờn dính như mỡ béo, đồ ăn chế biến từ sữa…. Trong khi răng miệng chỉ xé bung khối thức ăn để nuốt cho nên những mảnh vụn còn sót lại sẽ bám trên bề mặt lưỡi. Sự hoạt động này tiếp tục diễn ra cho đến khi bạn phát hiện trên lưỡi có lớp bợn trắng lấp đầy bề mặt nhú lưỡi kèm theo mùi hôi.
Khoang miệng tiếp nhận thức ăn hằng ngày nên có rất nhiều vi khuẩn có lợi và cả có hại. Nếu bạn bỏ qua lớp màu trắng đóng dày trên lưỡi hoặc quên làm sạch răng miệng sau khi ăn, những vi khuẩn có hại bắt đầu tấn công và cư trú khắp vị trí bẩn trong miệng. Rêu lưỡi màu trắng càng dày tạo ra các tế bào chết trên bề mặt lưỡi. Tình trạng này khiến bạn ăn không ngon, khó cảm nhận vị giác và xuất hiện cảm giác hôi miệng.
Lưỡi của bạn bị đau rát, khó chịu trong việc ăn uống, thường gặp khi lưỡi có tổn thương như: Cắn trúng lưỡi khi ăn nhai, vết bỏng ở lưỡi do nhiệt độ hoặc hóa chất. Ngoài ra, viêm nhú lưỡi có thể tạo thành một vết sưng phồng, bỏng và đau trên lưỡi cũng gây hơi thở hôi. Còn Loét aphthe xuất hiện trong lưỡi do chấn thương, nhiễm trùng, rối loạn hormone, stress thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh hoặc người hút thuốc lá nhiều cũng là nguyên nhân lưỡi bị viêm.
Những người thiếu hụt dưỡng chất vitamin B12, B3, chất sắt cũng dễ bị viêm lưỡi.
Khô miệng, cơ thể mất nước nên lưỡi cũng bị thiếu nước, không đủ độ ẩm. Những người thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê, thuốc kháng sinh có tác dụng phụ cũng có biểu hiện miệng khô khát và hơi thở bốc mùi.
Nấm miệng (men Candida) là mảng trắng trong miệng có thể mất đi khi bị cạo bỏ nhưng trên bề mặt dễ bị rướm máu. Sẽ kèm theo đó là các cảm giác đau rát khi ăn, giảm vị giác và nuốt khó. Nấm miệng thường thấy nhất ở trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người đeo răng giả không vệ sinh tốt, người có hệ miễn dịch suy yếu, HIV, tiểu đường sau khi sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài. Người bị nấm miệng không tránh khỏi chứng hôi miệng.
Hậu quả của chứng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi hàm lượng dịch vị axit tiết ra quá mức trong dạ dày rồi trào ngược lên ống thực quản dẫn đến ợ hơi ợ chua. Không dừng lại ở chất chua làm nóng rát thực quản, chứng trào ngược dạ dày còn gây ra phản ứng viêm cuống lưỡi, hầu họng vì vi khuẩn xâm nhập tạo lên lớp màng màu vàng hôi tanh ở đó. Đây là nguyên nhân khiến lưỡi bị hôi.
– Tuân thủ việc đánh răng sau khi ăn và duy trì cạo lưỡi 2 lần/ tuần để loại bỏ lớp bựa trắng trên bề mặt lưỡi. Lưu ý tránh cạo lưỡi mạnh và không cạo những vùng lưỡi có tổn thương lở loét.
– Dùng nước muối ấm ngậm thường xuyên vừa sát khuẩn vừa giúp bạn loại bỏ được các tế bào chết bám trên lưỡi.
– Có thể rơ lưỡi bằng hỗn hợp baking soda trộn cùng nước cốt chanh chà nhẹ và loại bỏ lớp rêu lưỡi. Tuy nhiên, baking soda có thể bào mòn men răng vì thê bạn nên hạn chế.
– Sử dụng những bài thuốc có thành phần thảo dược thiên nhiên có dược tính cao như Thanh Hương Tán để điều trị lưỡi có mùi hôi do hội chứng trào ngược dạ dày gây ra.
Theo Nguyễn Thoa – Đông Y Thanh Tuấn
- Hotline: 0908 136 855
- Thời gian làm việc:
+ Thứ 2 - Thứ 7
+ Từ 7h30 đến 22h