Home >> Hôi miệng do lưỡi bị lở loét và rêu bẩn
Hôi miệng do lưỡi bị lở loét và rêu bẩn không những là triệu chứng khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp với người đối diện mà còn khiến bạn gặp không ít khó khăn trong việc ăn uống vì bên trong miệng có vết lở loét sưng mủ ở lưỡi. Bạn cảm thấy buồn khi không biết vì sao bản thân mắc phải tình cảnh này. Bạn đọc tiếp bài viết sau đây để giải tỏa lo lắng với chứng hôi miệng khổ sở này.
Rêu lưỡi của người bình thường có màu trắng hồng mỏng và sạch trong, không dầy không nhớt, không trơn không khô. Nếu lưỡi của bạn thiếu những đặc điểm trên, bạn đang rơi vào tình trạng lưỡi có rêu bẩn dẫn đến hôi miệng. Dựa vào màu rêu lưỡi và chất rêu sau đây để tìm ra nguyên nhân lưỡi bị rêu bẩn nhé:
– Rêu lưỡi có mảng bám màu trắng dày mà trơn thường gặp ở một số bệnh nhân bị viêm phế quản mạn tính, ho hen nhiều đờm. Chất bợn trắng cũng xảy ra đối với những người vệ sinh miệng lưỡi kém vì chính thức ăn dư thừa còn sót như sữa các loại, pho mai,.. dễ bám dính trên mặt lưỡi. Nếu rêu lưỡi trắng dày che lấp gai lưỡi, lưỡi bệu trơn, hơi thở hôi… thì bạn đang mắc bệnh nguy hiểm có thể là nấm lưỡi hoặc nhiễm khuẩn.
– Rêu lưỡi dày, nhờn có màu vàng hoặc đen, lưỡi đỏ sẫm, khô khan, tức là viêm gan. Đồng thời, khi bạn bị cảm lạnh hoặc sốt cao mất nước gây nên việc ăn uống của bạn kém hoặc biếng ăn. Lúc này nước miếng tiết ra bị giảm sút và bề mặt lưỡi ít ma sát với thức ăn khiến miệng trở nên khô khát sinh ra hôi miệng.
– Rêu lưỡi vàng, đóng bợn dầy ở mặt lưng lưỡi kèm theo mùi hôi khó chịu thì thường gặp ở những người có bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.
– Rêu lưỡi màu đen mà khô là do vi khuẩn sinh sôi nẩy nở làm vôi hóa tế bào mặt lưỡi rồi hoại tử. Thường gặp trong những bệnh nhiễm khuẩn có sốt cao hay dùng kháng sinh lâu ngày. Ngoài ra, rêu lưỡi có màu đen sậm cũng gặp ở những người uống hơn 3 ly cà phê mỗi ngày hoặc hút thuốc lá kinh niên. Nếu sau thời gian kiêng cữ thuốc lá mà màu sắc lưỡi không hồng trở lại thì cũng là dấu hiện ban đầu của ung thư lưỡi.
– Rêu lưỡi có màu nâu thường gặp ở chứng tắc ruột.
– Lưỡi khô, nóng và có mùi hôi trong hơi thở thường gặp ở phụ nữ mãn kinh.
– Lưỡi đổi màu từ hồng sang màu lợt hơn thường là thiếu máu do thiếu sắt. Lưỡi màu hồng chuyển sang đỏ thường do thiếu vitamin B12, vitamin B3 hoặc acid folic.
Là một dạng viêm nhiễm xuất hiện tại miệng gây ra các vết lở nhỏ ở niêm mạc miệng với đáy màu vàng nhạt và bao quanh bởi một đường màu đỏ tươi khiến người bệnh thấy đau rát và khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống. Theo Đông y, nhiệt miệng là do bị nóng trong người hoặc ăn thực phẩm có tính nóng. Còn theo y học hiện đại, nhiệt miệng do niêm mạc miệng bị tổn thương do người bệnh ăn thức ăn qúa nóng quá cay cọ xát trong miệng hoặc do phản ứng hóa học với các chất tẩy rửa mạnh có trong kem đánh răng, nước súc miệng chứa cồn… Những ổ loét có chưá dịch mủ kèm với nước bọt hòa trộn mùi thức ăn gây nên mùi hôi miệng.
Là dấu hiệu khi lưỡi bị nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn như nhiễm virut herpes, dạng loét Aphthous. Thường hay gặp nhất là những ổ vi khuẩn cư trú trong răng sâu hoặc viêm nướu răng tạo ra những vết loét lâu ngày có kèm hơi thở hôi tanh.
Việc thiếu những vitamin trên cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây lưỡi bị lở loét và rêu bẩn làm hôi miệng.
Cảnh báo ung thư lưỡi là biến chứng chuyển thể nặng từ các ổ viêm nhỏ tại lưỡi. Lâu ngày, các vết loét càng lớn dần và xuất hiện nhiều hơn có thể lan ra ngoài khu vực lưỡi đến môi, lợi, vòm họng,… Sự phát tán vết loét có mủ này kèm theo niêm mạc miệng dễ chảy máu khi va chạm, thì tình trạng hôi miệng không thể tránh khỏi.
– Giảm nhiệt miệng tại nhà với các thực phẩm đơn giản như: Pha nước uống hằng ngày từ cây nha đam với một chút đường phèn hoặc sắc nước uống cây Mã đề giúp giải nhiệt cơ thể. Nha đam làm lành những vết trầy xước và liền ổ loét xóa tan hơi thở có mùi hôi.
– Súc miệng với muối đã pha loãng hoặc ngậm thực phẩm có chất chát như trà xanh, trà khô, quả sung, vỏ xoài, húng chanh,…giúp kháng khuẩn, giải nhiệt miệng, lành ổ viêm loét, khử hơi thở hôi hiệu quả. Đặc biệt, Thanh Hương Plus là nước súc miệng thảo mộc không chứa cồn, tích hợp vào chai nhỏ gọn cho người bận rộn loại bỏ rêu lưỡi và điều trị hôi miệng.
– Dành thời gian định kỳ đến nha khoa để loại bỏ vi khuẩn viêm nhiễm như lấy cao răng, điều trị viêm nha chu.
– Chọn lựa các sản phẩm được bào chế từ tinh chất thảo dược tự nhiên có tác dụng trị lở loét trong khoang miệng, nhiệt miệng như Thuốc Đông y gia truyền đặc trị Nhiệt Miệng.
– Để vết loét nhanh lành, người bệnh nên hạn chế hút thuốc lá, tránh uống bia rượu, thức uống có ga, trà đậm đặc hay sữa tươi dễ tạo ra rêu lưỡi, hoặc kiêng bớt thực phẩm quá cay, mặn, nóng…
– Uống ít nhất 2 lít nước lọc hàng ngày giúp cơ thể đủ nước, nước bọt tiết ra ổn định giảm hôi miệng.
– Vệ sinh răng miệng đều đặn, súc miệng nước muối thường xuyên.
– Sử dụng dụng cụ cạo lưỡi chuyển dụng để loại bỏ rêu lưỡi sau khi ăn. Trường hợp có vết loét, tránh cạo lưỡi vùng có tổn thương.
– Luôn ăn uống đầy đủ các chất, nhất là rau quả có vitamin C và chất xơ.
– Khi có vết loét lâu ngày không lành hay khối u bất thường trong miệng lưỡi, bạn cần đến thăm khám ngay tại bệnh viện chuyên khoa Tai mũi họng hoặc trung tâm Răng hàm mặt.
Theo Nguyễn Thoa – Đông Y Thanh Tuấn
- Hotline: 0908 136 855
- Thời gian làm việc:
+ Thứ 2 - Thứ 7
+ Từ 7h30 đến 22h