Home >> Nên kiêng gì khi bị viêm họng quấy rầy?
Bạn đang bị viêm họng quấy rầy mấy ngày qua. Bạn uống thuốc kháng sinh và cũng đã thay đổi chế độ ăn uống phù hợp rồi nhưng tình trạng đau rát cổ họng vẫn chưa thuyên giảm. Vậy còn điều gì khác mà bạn chưa biết để khắc phục bệnh viêm họng. Đông y Thanh Tuấn mách bạn rằng, bạn đã quên kiêng cữ những điều mà cũng là nguyên nhân khởi phát bệnh của bạn đấy.Nên kiêng gì khi bị viêm họng quấy rầy, mời bạn đọc tiếp nhé!
Nên kiêng gì khi bị viêm họng?
Môi trường ô nhiễm khói bụi, khí hậu thay đổi đột ngột theo kiểu sáng lạnh chiều nóng làm cho con người sống trong môi trường này rất dễ bị viêm họng. Lúc đầu cơ thể cảm thấy khó chịu, đổ mồ hôi thất thường, chóng mặt, hắt xì hơi mỗi khi thức dậy, ho nhiều vào sáng sớm và về đêm, rát cổ, mất tiếng. Nguyên nhân gây ra viêm họng phổ biến là do cơ thể nhiễm virus, vi khuẩn, uống nước đá, dị ứng khí độc khói bụi, di ứng theo mùa, viêm mũi mãn tính, hút thuốc lá,… Ngoài việc điều trị bằng thuốc kháng sinh cấp tốc, có chế độ ăn uống phù hợp thì danh sách những việc cần kiêng gì khi bị viêm họng dưới đây giúp bạn ngưng ngay tình trạng lây lan vi khuẩn gây bệnh mà còn hỗ trợ cơ thể giữ sức đề kháng để chống lại sự phát triển của bệnh viêm họng.
Những loại thực phẩm này dễ hấp nước bạn cần tránh xa vì chúng sẽ gây ráp miệng, ngứa rát cổ họng khi nhai và nuốt bao gồm: hạt dưa, hạt bí, đậu phộng, các loại ngũ cốc nguyên hạt, mè vừng, nho khô, quả hạnh, bánh quy,… Ngoài ra, các thực phẩm này có chứa thành phần arginin sẽ kích thích sự nhân lên của virus herpes simplex nên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các vết loét herpes quanh miệng. Vi khuẩn ở khoang miệng lâu dần sẽ lây lan và cư trú xuống hầu, thực quản đẫn đến viêm vọng.
Thực phẩm khô cứng dễ gây viêm họng
Những món cay làm cho một số người hay thèm ăn và kích thích ăn uống nhiều và ngon miệng hơn. Tuy nhiên vị cay không có lợi với những người viêm họng cấp. Do đó, người bệnh cần hạn chế các món vị cay như ớt, tiêu, gừng, xả, tỏi … khi ăn và nuốt xuống hầu họng sẽ gây bỏng rát, sưng tấy toàn bộ vùng họng đang bị yếu. Ngoài ra, sử dụng thực phẩm cay thường xuyên khiến cơ thể dễ bị nhiệt, mất sức đề kháng với vi khuẩn gây bệnh viêm họng.
Người bị viêm họng không nên sử dụng dầu mỡ các loại để chiên rán hoặc nướng thực phẩm các loại, vì thức ăn lúc này sẽ trở nên cứng cạnh, sắc nhọn, cháy khét. Khi người bệnh nuốt món ăn qua họng làm cho chúng cọ sát hoặc va chạm mạnh đến niêm mạc miệng và gây đau thêm gấp bội, nhất là đổi với người già và người bị viêm amydan thể phì đại. Thậm chí chúng còn làm trầy xước và làm tổn thương bề mặt hầu nên sự hồi phục khi bị viêm họng là điều không thể. Các món trong nhóm này là khoai tây chiên, thịt nướng, thịt xiên, thịt quay, tôm rán, cá rán,…
Ăn đồ chiên nướng nhiều dễ gây viêm họng
Khị cổ họng bị viêm, niêm mạc sẽ sưng tấy, gồ ghề sẽ hình thành trong vòm họng nhiều chỗ lồi lõm khác nhau. Do đó, khi ăn những thức ăn đặc sệt như các món sền sệt có pha bột nở, các loại sốt có chất gia vị hỗ trợ,.. sẽ làm thức ăn vướng lại tại những vị trí viêm và cảm giác khó nuốt xảy ra trong miệng. Chính thức ăn bị mắc kẹt ở cổ họng sẽ khiến bạn thường hay bị ho, buồn nôn và tình trạng viêm họng càng không thuyên giảm.
Những người thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt đóng chai,.. có nguy cơ bị viêm họng nhanh hơn người không sử dụng chúng. Bởi vì đồ uống có cồn gây ra cảm giác nóng ran cổ họng. Thêm nữa, những thức uống này được làm lạnh cấp tốc để phục vụ cho nhu cầu giải khát, đã khiến cho nhiệt độ thay đổi đột ngột gây ra viêm họng biến chuyển nặng hơn. Mặt khác, sau khi sử dụng thức uống có cồn khoang miệng sẽ bị khô khan, nhất là vùng hầu họng.
Theo báo cáo năm 2010 của Tổng hội Y khoa Hoa Kỳ, khói thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư. Do đó, bạn nên tạm dừng hoặc hạn chế hút thuốc lá, kể cả tránh xa những nơi có mùi thuốc lá để mũi và khoan miệng không hít phải khí độc gây bệnh viêm họng. Ngoài ra, bạn cần tránh xa những môi trường ô nhiễm khói bụi, chất thải, hóa chất độc hại khác trong khi điều trị các bệnh ở họng. Trong trường hợp bất khả kháng vì môi trường làm việc không thuận lợi, bạn cần trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ chuyên dụng như: khẩu trang hoạt tính kháng khuẩn, quần áo chống hóa chất, kể cả găng tay cần được thay thường xuyên để phòng chống bệnh viêm họng.
Ô nhiễm môi trường gây viêm họng
Bàn tay con người luôn có nhiều vi khuẩn, nhất là nam giới có thể gây ra bệnh viêm họng. Vì vậy bạn chú ý trong việc sử dụng tay trần, chưa vệ sinh kỹ trong các sinh hoạt ăn uống hay giao tiếp. Bên cạnh đó, người bị viêm họng cần hạn chế thái độ ăn uống các thực phẩm quá nóng, quá lạnh. Ngoài ra, khi bị viêm họng, người bệnh không nên dùng chung thức ăn, các đồ dùng sinh hoạt để tránh lây lan bệnh cho người thân. Người bệnh cần hạn chế nói chuyện chỗ đông người, ho hắng khi đứng với người đối diện để bảo vệ cộng đồng không bị nhiễm vi khuẩn của bệnh viêm họng.
Thực phẩm nhiều vitamin C hỗ trợ điều trị viêm họng
Theo Nguyễn Thoa – Đông Y Thanh Tuấn
- Hotline: 0908 136 855
- Thời gian làm việc:
+ Thứ 2 - Thứ 7
+ Từ 7h30 đến 22h