Home >> Những nguyên nhân gây khô miệng và cách chữa miệng bị khô và chua đắng
Gần đây bạn cảm thấy có nhiều vị lạ xuất trong miệng: đôi lúc cảm thấy vị chua vị đắng và thỉnh thoảng bị khô miệng nữa. Chẳng thoải mái chút nào khi chúng cứ lặp lại vào ngày hôm sau. Bạn có muốn giảm ngay sự khó chịu này không?
Chứng khô miệng thường xuất hiện khi hoạt động tuyến nước bọt bị suy giảm dẫn đến khàn tiếng, đau họng, luôn cảm thấy khát nước.Tình trạng này kéo dài có thể gây hôi miệng. Những nguyên nhân gây ra khô miệng như:
– Trẻ em mắc bệnh cảm cúm, bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh hô hấp gây thiếu nước, vệ sinh răng miệng kém thường dễ cảm giác miệng chua đắng.
– Tác dụng phụ của thuốc như các loại thuốc điều trị trầm cảm, đau dây thần kinh, thuốc huyết áp, kháng histamin, thuốc thông mũi, thuốc giãn cơ và thuốc bổ. Tình trạng khô miệng sẽ xảy ra nếu bạn uống nhiều thuốc giảm đau thường xuyên đẫn đến miệng khô đắng.
– Những người bị rối loại ăn uống như háu ăn, biếng ăn, thai phụ, mẹ đang cho con bú và phụ nữ mãn kinh có thể bị khô miệng vì mất nước và thay đổi hormone.
– Người trưởng thành bị mất nước do tiêu chảy hoặc táo bón, đàn ông hút nhiều thuốc lá dễ bị các bệnh về răng lợi như nhiễm trùng răng, nha chu và viêm lợi.
– Tuổi tác cao, có thương tổn thần kinh, có chấn thương về đầu cổ và rối loạn sức khỏe, lão hóa ở người già rất dễ bị mất nước khô miệng.
– Mắc bệnh về viêm tuyến nước bọt, trào ngược dạ dày thực quản, các bệnh về viêm gan, viêm mật cấp tính. Những người bị ung thư đang điều trị các thuốc hóa trị và xạ trị. Vị chua đắng cũng xày ra trong miệng khi đang điều trị các bệnh này.
– Vệ sinh răng miệng chưa tốt hoặc khoan miệng có những tổn thương như nhiệt nóng miệng gây khô khoan miệng, loét miệng sâu răng phát sinh các ổ sâu sưng mủ gây miệng có vị chua đắng …
– Luôn kích thích vị giác để làm cho nước bọt chảy nhiều hơn như việc ăn nhiều trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt, cóc… các loại thực phẩm này sẽ kích thích tuyến nước bọt hoạt động nhiều hơn, vị đắng vị chua trong miệng cũng giảm dần và chúng cấp nước cho miệng bị khô rất hiệu quả.
– Uống nước nhiều lần trong ngày để khoang miệng luôn được làm ẩm làm ướt bề mặt lưỡi tránh bị khô miệng.
– Nên ăn những thức ăn dạng lỏng và mềm khi bị khô miệng bao gồm thịt mềm, thịt gà, cá, bơ đậu phộng mịn, súp kem, phô mai, sữa chua, sinh tố trái cây chín, tinh bột ngũ cốc. Ngoài ra, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết việc sử dụng nước thịt, nước sốt và nước lọc vào bữa ăn chính để thêm độ ẩm cho lưỡi khi ăn nhai mặt khác làm thức ăn dễ nuốt hơn.
– Nhai kẹo cao su ít hoặc không đường để làm ẩm miệng. Mùi vị của kẹo sẽ lấn át vị chua đắng trong miệng.
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và nghiêm túc nếu nguyên nhân từ khoang miệng: bạn sử dụng bàn chải lông mềm để chải răng, nướu lợi đều đặn mỗi ngày. Sử dụng chỉ nha khoa 3-4 lần/tuần để loại bỏ mảng bám thức ăn giữa kẽ răng. Dùng dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng để loại bỏ vết bợn trắng gây vị chua đắng có trên mặt lưng lưỡi.
– Tập thở bằng mũi khi bạn bị các bệnh về đường hô hấp gây miệng khô. Khuyến khích bạn hít thở theo phưởng pháp thiền hoặc khí công, ngoài việc giúp luồng khí thở của bạn trở nên ổn định vừa giúp cân bằng hệ thống mạch máu tuần hoàn bền chắc hơn.
– Những người bị viêm loét dạ dày rất dễ rối loạn tiêu hóa do dịch vị acid trong dạ dày không ổn định. Bạn nên ưu tiên chọn và sử dụng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên khi điều trị chứng khô và chua đắng miệng do trào ngược dạ dày. Điển hình như Thanh Hương Tán chuyên trị hôi miệng có các triệu chứng khô và chua ở miệng.
– Luôn dành thời gian ngủ và nghỉ ngơi khi bạn mắc các bệnh cảm cúm, trầm cảm, thần kinh, tim mạch,.. để hạn chế bị khô miệng khi cơ thể đang đối phó các bệnh trên.
– Không sử dụng nước súc miệng có chứa cồn vì chúng có thể làm khô miệng.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm, kiểm tra chức năng gan mật, hệ hô hấp.
– Vận động nhẹ hoặc chơi thể thao sau khi ăn 30 phút, không nằm ngủ ngay để dạ dày tiêu hóa hết thức ăn, tránh trào ngược dạ dày.
– Có chế độ ăn uống khoa học: bổ sung đủ nước, ăn nhiều rau xanh.
– Không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.
– Sử dụng máy phun sương tạo ẩm nếu môi trường xung quanh quá khô giúp cung cấp độ ẩm không khí trong nhà và cải thiện triệu chứng khô miệng.
– Tránh tiêu thụ đồ ăn ngọt và nước ngọt.
– Chia nhỏ bữa ăn để bớt cảm giác chán ăn, nước bọt tiết ra đều hơn và cảm giác khô chua đắng ở miệng cũng tan biến.
Theo Nguyễn Thoa – Đông Y Thanh Tuấn
- Hotline: 0908 136 855
- Thời gian làm việc:
+ Thứ 2 - Thứ 7
+ Từ 7h30 đến 22h