Rất nhiều người bệnh khi lưỡi bị nhiệt có mùi hôi mong muốn gặp được bí quyết giảm đau vừa hiệu quả mà lại an toàn. Mời bạn tham khảo các mẹo tự nhiên giảm nhiệt lưỡi của Đông Y Thanh Tuấn dưới đây.
Lưỡi nổi nhiệt gây cảm giác khó chịu
Nội dung bài viết
Là một dạng viêm nhiễm xuất hiện bất kì trên niêm mạc miệng với hình thù là các vết lở loét và gây mùi hôi miệng. Xuất phát từ những tổn thương ở miệng như ăn thức ăn qúa nóng quá cay, phản ứng hóa học với các chất tẩy rửa mạnh của kem đánh răng, thực phẩm có sự kích ứng da.
khi lưỡi bị nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn như nhiễm virut herpes, dạng loét Aphthous. Với tình trạng viêm nhiễm ở lưỡi lâu lành, có mùi chua tanh, những mảng bám rêu lưỡi trắng.
Vitamin và khoáng chất có nhiều trong thịt động vật, các loại rau củ quả tươi. Khi cơ thể thiếu dưỡng chất gây mất sức đề kháng dẫn đến sự cư trú của vi khuẩn khiến lưỡi dễ bị nóng nhiệt.
Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hay thuốc điều trị các bệnh ung thư hóa – xạ trị thì sẽ dung nạp các chất hóa học, hóa chất vào cơ thể. Tác dụng phụ của thuốc khiến cơ thể bị nóng gan, khô miệng, thiếu nước, hơi thở bốc mùi và lưỡi bị nhiệt.
Tác dụng phụ của thuốc gây nhiệt lưỡi
Nhiệt ở lưỡi kéo dài và khó lành là dấu hiệu tiềm ẩn để cảnh báo bệnh ung thư lưỡi. Dựa vào biểu hiện các vết loét càng lớn dần và xuất hiện nhiều hơn có thể lan ra ngoài khu vực lưỡi đến môi, lợi, vòm họng. Bạn cần đến trung tâm Ung bướu để làm các xét nghiệm tầm soát ung thư lưỡi và được điều trị sớm nhất.
Vitamin B và lysine giúp tăng tốc độ chữa lành các mụn nước lưỡi hoặc các vùng viêm quanh miệng. Những thực phẩm giàu vitamin B cần tiêu thụ như trứng, ngũ cốc nguyên hạt, saloon, yến mạch, sữa, phô mai,.. Nếu việc ăn uống khó khăn do lưỡi bị nhiệt gây đau, người bệnh có thể sử dụng nước ép rau củ quả như cà rốt, cần tây và dưa đỏ giúp thuyên giảm tình trạng đau rát và tránh gây cọ xát vết thương ở lưỡi.
Nước đá có đặc tính gây tê và chống viêm có thể làm dịu các khó chịu ở vùng lưỡi. Bạn lấy một viên đá và đặt nó trực tiếp lên vùng lưỡi bị đau cho đến khi lưỡi của bạn cảm giác bị tê. Nếu bạn không chịu được đá lạnh, bạn có thể nhấm nháp nước mát lạnh giúp làm thuyên giảm vùng đau tạm thời.
Thảo dược thiên nhiên rất tốt cho người bị nhiệt miệng
Muối được gọi là natri clorua (NaCl) giúp giảm viêm và đau do các vết lở loét trong toàn khoang miệng. Ngoài ra, Nước muối có khả năng kháng khuẩn và chống lại bất kỳ nhiễm trùng tiềm ẩn nào xảy ra vùng lưỡi. Bạn pha một muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm và trộn đều. Sau đó, Súc miệng và đánh lưỡi lên xuống với dung dịch này trong 3-5 phút. Lặp lại hành động này sau khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Sữa chua là một loại men vi sinh tự nhiên có đặc tính chống viêm, giảm đau và sưng mủ. Với tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa, việc ăn sữa chua mỗi ngày sẽ giúp người có lưỡi bị nhiệt không bị nhiễm trùng, vi khuẩn không thể phát tán thì các vết lở loét lưỡi sẽ mau lành hơn. Bạn có thể thay thế sữa chua bằng thức uống men vi sống đóng chai để cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng.
Sữa chua trị nhiệt lưỡi
Tinh dầu đinh hương là một chất gây mê tự nhiên có chứ hợp chất eugenol. Hoạt chất Eugenol có công dụng chống viên, kháng khuẩn ổ viêm và lở chốc ở lưỡi. Bạn có thể thêm một vài giọt dầu đinh hương vào một cốc nước ấm và ngậm trong miệng từ 5-7 phút để tinh dầu phát huy tác dụng điều trị lưỡi bị nhiệt tốt nhất. Bạn có thể thay thế với tinh dầu lá trà xanh, lá ổi, vỏ chanh hoặc bưởi để làm sạch vùng miệng mỗi ngày.
Húng quế, Húng chanh là những thảo mộc trong các món ăn thường ngày. Chúng có tác dụng sát trùng vết thương, khử trùng vi khuẩn nên được dân gian dùng để chữa các biểu hiện ở miệng, lưỡi. Bạn Lấy một ít lá húng quế, rửa sạch, nhai và giữ nguyên tinh dầu của chúng từ 5- 10 phút và nhổ bỏ đi. Súc miệng lại với nước sạch và lặp lại ít nhất ba lần hàng ngày. Tình trạng lưỡi bị nhiệt sẽ được cải thiệt rõ rệt sau lần đầu thực hiện.
Gừng và tỏi là những gia vị được sử dụng thường xuyên vì đặc tính cay ấm của nó. Những gia vị này còn có khả năng sát trùng vết loét, và làm liền sẹo lõm an toàn. Khi bị nhiệt ở lưỡi, bạn có thể tận dụng các món ăn hoặc nước chấm gừng tỏi cũng hỗ trợ làm giảm vùng viêm đau ở lưỡi.
Nha đam được người bệnh nhiệt miệng sử dụng thường xuyên và có hiệu nghiệm nhanh chóng. Với đặc tính chữa bệnh và sát trùng tự nhiên, nha đam cũng làm lành các mụn nước lưỡi hay nhiệt lưỡi hiệu quả. Bạn hãy chiết xuất một số gel từ một vài lá nha đam, đun sôi với 1 lít nước và 1 ít đường phèn. Uống hỗn hợp này trong quá trình điều trị lưỡi bị nhiệt và bạn sẽ cảm nhận lưỡi được làm lành lặn dần dần sau lần uống đầu tiên. Ban có thể thay thế nha đam bằng trà bí xanh, rau ngô, rau má cũng có tác dụng nhanh chóng để giảm vùng nóng nhiệt ở lưỡi.
Dừa và nha đam trị nhiệt lưỡi rất tốt
Dầu dừa hay mật ong là những tinh dầu dạng sệt có công dụng giảm đau, kháng khuẩn giúp chữa lành nhiệt lưỡi an toàn.Bạn dùng tăm bông nhúng một ít dầu dừa và bôi trực tiếp lên vùng lở loét trên lưỡi Để nó trong 5 đến 10 phút và sau đó súc miệng bằng nước. Tình trạng lưỡi bị nhiệt sẽ được cải thiện ngay lập tức.
Thanh Hương Plus là một trong những sản phẩm thảo dược dùng làm nước súc miệng khi có các vấn đề bệnh lý xảy ra trong khoang miệng. Công dụng chính là giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng, giúp khử khuẩn, kháng khuẩn bộ phận rặng và lưỡi. Ngoài ra, sản phẩm giúp duy trì hơi thở tươi mát cả ngày đánh bay mùi hôi miệng khi lưỡi bị nhiệt nóng kéo dài.
Theo Nguyễn Thoa – Đông Y Thanh Tuấn
- Hotline: 0908 136 855
- Thời gian làm việc:
+ Thứ 2 - Thứ 7
+ Từ 7h30 đến 22h