Lưỡi là bộ phận cơ thể giúp chúng ta nếm và nhận biết được tất cả các vị của thức ăn nhờ vào những tế bào được phân bố dày đặc trên bề mặt. Khi bạn cảm thấy lạt miệng hoặc lưỡi mất đi sự nhạy cảm nhận biết về mùi vị thì bạn phải xem lại tình trạng sức khỏe của mình. Mặc dù lạt miệng không phải là một căn bệnh nào đó nhưng rất có thể là triệu chứng của một loại bệnh nào đó được thể hiện thông qua vị giác, làm thế nào để trị lạt miệng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và tham khảo một số cách trị lạt miệng nhé!
Lạt miệng hay còn gọi là nhạt miệng mang đến cho chúng ta một cảm giác ăn không ngon và thậm chí là không muốn ăn, làm cho cơ thể trở lên mệt mỏi và dần yếu ớt.
Tùy theo tình trạng mức độ và triệu chứng của lạt miệng mà bạn cũng có thể đoán được cụ thể tình trạng sức khoẻ của cơ thể cũng như cách trị lạt miệng. Cụ thể những trường hợp như sau:
+ Lạt miệng do bệnh lý.
+ Lạt miệng xảy ra ở người đang bị ốm hoặc mới ốm dậy.
+ Lạt miệng diễn ra đối với kiểu phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai.
Muốn trị lạt miệng, phải nắm rõ nguyên nhân chính gây ra lạt miệng, đó là do vị giác ở trong miệng bị giảm sút, đi kèm với tình trạng lười ăn, không còn hứng thú với những món ăn cho dù ngồi trên bàn có những đồ ăn ưa thích. Nói một cách khác đây là một loại tổn thương không được nhìn thấy của lưỡi khiến cho cơ thể con người trở lên mệt mỏi và không còn cảm giác thú vị trước những thức ăn, đồ uống xung quanh.
Muốn chữa trị lạt miệng và cải thiện tình trạng này, cách tốt nhất là bạn nên đi khám ở những bệnh viện uy tín để chắc chắn về tình hình sức khỏe hiện tại và tránh việc chữa trị đi sai hướng cũng như dẫn đến các hệ lụy khác nguy hiểm cho cơ thể. Sau khi đã xác định được nguyên nhân dẫn đến lạt miệng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh hợp lý dành cho bạn. Bạn chỉ cần tuân thủ những chỉ định và kiêng cử theo đúng cách để nhanh chóng lành bệnh. Tùy theo mỗi trường hợp khác nhau mà sẽ áp dụng những cách giải quyết khác nhau khi trị lạt miệng:
+ Vệ sinh răng miệng, lưỡi hàng ngày: Dùng kem đánh răng bạch hà hàng ngày và chải lưỡi bằng bàn chải trong lúc đánh răng. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng mỗi ngày nhằm không để thức ăn, vi khuẩn bám nhiều vào nướu.
+ Không nên tự ý sử dụng những loại thuốc không được sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
+ Ăn các loại hạt và trái cây giàu vitamin C như: cam, quýt, nho, hạt hạnh nhân, đậu phộng… nhằm kích thích lại vị giác và trị lạt miệng lập tức.
+ Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ và đồ uống chứa nồng độ cồn như: bia, rượu…
Từ những thông tin bổ ích trên hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu biết thêm về triệu chứng lạt miệng và cách trị lạt miệng như thế nào. Nhưng với lời khuyên tốt nhất là bạn vẫn phải đi khám để bác sĩ xác định tình trạng sức khỏe của mình. Chúc bạn chữa trị thành công và ăn ngon miệng trở lại.
Theo Hạ Phương – Đông Y Thanh Tuấn
- Hotline: 0908 136 855
- Thời gian làm việc:
+ Thứ 2 - Thứ 7
+ Từ 7h30 đến 22h