Home >> Cách điều trị viêm miệng tốt nhất hiện nay
Thỉnh thoảng miệng của bạn có vết lở miệng khiến bạn bị đau xót khi ăn uống, hơi thở có mùi hôi sau khi ngủ dậy và cảm giác đau rát khi chải răng. Có thể bạn đang mắc phải những triệu chứng của viêm miệng. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để loại bỏ những thắc mắc hoặc nghi ngờ về tình trạng viêm nhiễm này.
Viêm miệng là gì?
– Viêm nhiệt miệng thường có dấu hiệu là các vết loét màu trắng nhạt hoặc vàng nhạt với vòng ngoài màu đỏ và thường xuất hiện trên má, lưỡi hoặc bên trong môi. Thường gặp ở dạng loét Aphthous, vết loét canker,… những dạng loét này phát triển đơn lẻ hoặc thành một từng cụm và sẽ tự lành sau 2 – 6 tuần.
– Bệnh herpes là một dạng viêm miệng với những vết loét nhỏ chứa chất lỏng, đau hoặc nóng rát xảy ra xung quanh môi và mép miệng. Theo thời gian, sự viêm nhiễm hình thành các mụn nước nổi tại các vùng môi tiếp tục gây đau, ngứa ran hoặc bị vỡ trước khi các vết loét xuất hiện. Dạng viêm loét miệng này kéo dài từ 5-7 ngày, có hiện tượng tái phát và lây lan.
Viêm miệng do đâu?
Các phương pháp hiện nay để điều trị viêm miệng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân hình thành bệnh. Do đó, bạn cần đến các sơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa Da liễu để được chuẩn đoán, làm các xét nghiệm máu và các xét nghiệm vùng viêm nhiễm, sinh thiết hoặc loại bỏ các tế bào lây bệnh. Trong đó, phương pháp điều trị tại chỗ được áp dụng trực tiếp lên da để giảm đau và làm màu lành viêm miệng như:
Là những loại thuốc dạng gel hoặc dạng nước rửa có tác dụng chống viêm và tránh lây lan sự viêm nhiễm bằng cách vệ sinh và rửa sạch các tổn thương ở vùng miệng.
Đây là những loại thuốc do bác sĩ chuyên khoa chỉ định sau khi bạn làm các xét nghiệm loại trừ nguyên nhân. Bạn có thể uống hoặc bôi trực tiếp lên vết loét để giảm đau tạm thời.
Nếu vết loét chưa biến chuyển nặng hoặc đã lây lan thì tình trạng viêm miệng chỉ kéo dài không quá hai tuần và đa số người bệnh sẽ tự khỏi. Bạn có thể giảm đau viêm loét miệng bằng những cách sau đây:
Ngoài tình trạng khô miệng, cảm giác thiếu nước cần được cung cấp nước đều đặn thì việc bổ sung đủ nước cho cơ thể có thể đẩy lùi bệnh viêm miệng. Nước có thể cuốn trôi vi khuẩn trong miệng, rửa sạch vết nứt lưỡi, và hỗ trợ làm lành những ổ viêm nhiễm ở những khu vực môi miệng. Bạn có thể chia nhỏ và uống nước lọc trong ngày từ 1,5 – 2 lít/ ngày hoặc luôn ý thức mang chai nước mỗi khi di chuyển để tình trạng viêm nhiễm không còn cơ hội ghé thăm nữa. Nếu bạn cảm thấy ngán việc uống nước lọc, bạn có thể thay thế bằng nước ép các thực phẩm có tính mát như nước rau má, nước sâm mát, nước đậu xanh…
Nha đam rất tốt cho người bị viêm miệng
Để hạn chế cảm giác đau do các vết loét miệng hoành hành và sự ngứa rát gây khó khăn khi há mở miệng hoặc nói chuyện, bạn cần chọn những thức ăn ở dạng mềm, xay nhuyễn hoặc chế phẩm dạng lỏng vừa giúp khoang miệng bớt vận động cơ hàm trong khi ăn nhai có thể xây sát niêm mạc miệng vừa giúp miệng được làm ẩm và dễ nuốt hơn. Những thực phẩm này rất tốt cho hệ tiêu hóa bao gồm cháo, súp gà, các món bún phở, sữa chua,….. Trong đó, sự kết hợp giữa sữa chua và nha đam sẽ làm thuyên giảm tình trạng viêm nhiễm bởi vì sữa chua cung cấp vi khuẩn có lợi giúp có thể cân bằng hệ vi sinh trong miệng giúp hỗ trợ miễn dịch và nha đam làm lành vết thương cũng như các vết loét miệng hiệu quả.
Bạn hỏi ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng và lập kê hoạch bổ sung dinh dưỡng vào thực đơn hằng ngày để làm thuyên giảm cũng như phòng ngừa bệnh viêm miệng bao gồm các dưỡng chất từ vitamin B2, B3, B6, B9, B12 và Sắt có thể tái tạo và sửa chữa các tế bào bị viêm nhiễm.
Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin B hàng ngày ngăn ngừa viêm loét miệng
Bạn đánh răng bằng bàn chải lông mềm kết hợp với kem đánh răng không chứa cồn sẽ làm giảm đau và hạn chế vết lở loét miệng. Hoạt động chải răng nhẹ nhàng và ưu tiên sử dụng chỉ nha khoa nhằm tránh vết trầy xước gây thêm nặng và loại bỏ vi khuẩn cũng như mảng bám thức ăn dừ thừa ra khỏi khoang miệng. Bên cạnh đó, bạn cần cạo lưỡi loại bỏ rêu lưỡi trắng gây viêm nhiễm cho khoang miệng và súc miệng với nước muối để loại bỏ dịch nhầy, khử khuẩn cũng như làm lành vết loét.
Bạn có thể tự pha chế nước súc miệng với thành phần tự nhiên tại nhà như nước súc miệng lá bạc hà, hỗn hợp nước gừng với muối hạt, nước sắc lá ổi súc miệng buổi sáng hoặc tận dụng nước trà xanh để ngậm súc miệng sau khi ăn. Những loại thảo dược này có hoạt chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và làm lành vết thương. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm thiên nhiên đã tích hợp các thảo dược vào chai Thanh Hương Plus có thể giúp bạn điều trị viêm miệng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Muốn ngăn chặn viêm miệng quay trở lại và sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh đến người thân hoặc người xung quanh. Dưới đây là những cách phòng chống cơ bản:
Theo Nguyễn Thoa – Đông Y Thanh Tuấn
- Hotline: 0908 136 855
- Thời gian làm việc:
+ Thứ 2 - Thứ 7
+ Từ 7h30 đến 22h